UBND tỉnh làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9

(Web Quảng Trị) Ngày 6/10/2015, UBND tỉnh có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 về công tác bảo vệ, phát triển, khai thác rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; công tác giao đất cho địa phương quản lý, kế hoạch quản lý tài nguyên tại công ty. Đồng chí Hà Sỹ Đồng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc; tham dự còn có đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài Chính; Văn phòng UBND tỉnh và các Chi cục: Lâm nghiệp, Kiểm lâm.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Đường 9) có nhiệm vụ chính là đầu tư quản lý trồng, bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh. Tổng diện tích đất Công ty đang quản lý và sử dụng hơn 7.600 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất gần 5.900 ha, đất rừng phòng hộ 1.800 ha còn lại là đất phi nông nghiệp. Công ty hiện đang sử dụng 128 lao động (100% là lao động dài hạn, được đóng bảo hiểm) với mức thu nhập bình quân hàng năm từ 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng, vốn điều lệ hoạt động của Công ty hơn 6 tỷ đồng, vốn sản xuất kinh doanh trên 9 tỷ đồng.
kmjn mnhb nmhb 12345 a

Căn cứ theo Đề án sắp xếp đổi mới của Công ty Lâm nghiệp Đường 9, thì phía Công ty sẽ tiếp tục sử dụng 5.000 ha đất rừng sản xuất, trong đó, rừng thông: 1.350 ha, rừng nguyên liệu: 3.150 ha, cao su: 500 ha; đất rừng phòng hộ là 1.800 ha. Đồng thời, phía Công ty sẽ chuyển gieo địa phương quản lý sử dụng 892,3 ha rừng sản xuất và đang trong quá trình bàn giao 614,5 ha.
Về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015: Khai thác gỗ thông đạt 150 tấn/chiếm 75% kế hoạch năm; khai thác rừng trồng 19.500 tấn (350ha)/đạt 100% kế hoạch năm; trồng rừng sản xuất 88 ha/đạt 22% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và cây cao su được Công ty xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong năm 2014 và 2015, Công ty đã phối kết hợp với các ngành chức năng đưa ra truy tố 2 vụ phá rừng, phạt vi phạm hành chính 10 vụ. Trong công tác đầu tư hạ tầng lâm sinh, tính đến tháng 9/2015 đã luỗng phát 135,2 ha/300 ha, đạt 45,1% kế hoạch năm. Đến nay, Công ty đã hoàn thành việc đánh giá cấp chứng chỉ FSC cho diện tích rừng trồng sản xuất là 4.870,4 ha, dự kiến đến tháng 11/2015 Công ty sẽ được cấp chứng chỉ.
Cũng tại buổi làm việc, các thành viên tham dự đã trao đổi một số vấn đề về việc chuyển một số diện tích rừng phòng hộ giao cho địa phương quản lý. Xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất rừng, chủ yếu trên địa bàn xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Diện tích rừng đầu tư xây dựng cơ bản trước đây và rừng dự án 661, 327 đã chuyển đổi sang rừng sản xuất đã xác định vốn điều lệ tại Công ty sau khi sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp, đề nghị các ngành chức năng xác định đây là vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính sách giao đất cần thẩm định dứt điểm tránh kéo dài làm khó trong Công ty trong công tác quản lý.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Công ty thời gian qua trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại lợi ích về môi trường, đóng góp cho sự phát triển KT-XH của địa phương.
Bên cạnh đó, đồng chí lưu ý thời gian tới phía Công ty nên nghiên cứu, có kế hoạch xây dựng các cơ sở chế biến phù hợp với đặc thù của mình. Cần tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống chặt phá rừng, sâu bệnh hại rừng. Đồng thời, phía Công ty nên tiếp tục giữ lại 1.800 ha rừng phòng hộ và rà soát lại xem có diện tích nào để chuyển đổi sang rừng sản xuất không. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc tạo cảnh quan  rừng phòng hộ dọc tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đảm bảo cảnh quan môi trường, có phương án chuyển đổi, rà soát cây trồng phù hợp và có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc hàng năm.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với huyện Cam Lộ xử lý nghiêm tình trạng xâm canh, xâm cư trái phép đối với các hộ dân vi phạm. Đồng thời  phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát để cắm mốc tại một số tuyến quan trọng.
Đối với nguồn thu từ khai thác rừng theo đề nghị từ phía Công ty, giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến hành rà soát các văn bản, chính sách liên quan tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định.
Đối với diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC thì Công ty cần tiếp tục giữ vững và phát huy hiệu quả đạt được nhằm chủ động hội nhập sâu hơn trong sân chơi lâm nghiệp khu vực và quốc tế. Về lộ trình cổ phần hóa, thì phía Công ty cần có kế hoạch chủ động trong các vấn đề về lao động, vốn, cổ đông... để khi có chủ trương của Chính phủ, của tỉnh thì sẽ thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.
Tiến Nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây