Dự thảo Nghị quyết Quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức hỗ trợ đối với người trực tiếp...

Thứ tư - 26/07/2023 10:32
Toàn văn dự thảo: Nghị quyết   Tờ trình   Công văn
Đơn vị dự thảo: Sở Nội vụ
Thời gian tham gia ý kiến: 30 ngày kể từ ngày đăng tải
 
Sở Nội vụ Dự thảo Nghị quyết Quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cổng Thông tin điện tử tỉnh xin đăng tải để lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân trong tỉnh.

  CÁC Ý KIẾN ĐÃ ĐÓNG GÓP

 

  • Hoàng Văn Đô

    Như chúng ta đã biết, đến nay các văn bản quy định trách nhiệm, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ tại HĐND và UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) đã tương đối cụ thể và rõ ràng. Theo Điều 14, Luật Lưu trữ: "1. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn… 2. Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ".

     

    Tại Thông tư 14/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 08/11/2011 quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn quy định: Tài liệu hình thành trong hoạt động của HĐND và UBND cấp xã phải được quản lý tập trung tại Lưu trữ UBND cấp xã (Điều 3). Và trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu tại UBND cấp xã thuộc về tất cả các cán bộ, công chức cấp xã từ Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch HĐND đến người làm công tác văn thư, lưu trữ, cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trong đó, người làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, cụ thể: Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý hồ sơ, tài liệu của HĐND và UBND cấp xã; Quản lý văn bản đi, đến; quản lý hồ sơ, tài liệu trong kho lưu trữ cấp xã; hướng dẫn cán bộ, công chức UBND cấp xã về lập hồ sơ công việc; tổ chức sắp xếp có hệ thống, bảo quản hồ sơ, tài liệu an toàn để phục vụ lâu dài cho công tác của HĐND và UBND cấp xã; Phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ của các tổ chức và cá nhân (Điều 5). Đồng thời, Thông tư 14/2011/TT-BNV đã hướng dẫn cụ thể đối với tất cả các nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã.

     

    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Quản lý văn bản đi, đến chưa đúng quy định (lưu bản chính văn bản đến tại văn thư, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chưa đảm bảo quy định, thông tin trong Sổ đăng ký văn bản đi, đến chưa được đầy đủ…); lập hồ sơ công việc không thường xuyên, chưa đi vào nề nếp; chưa bố trí kho lưu trữ theo quy định; chưa thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ nên tài liệu lưu trữ không được quản lý thống nhất, tập trung, dẫn đến tình trạng mất mát tài liệu… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo chưa quan tâm, chỉ đạo kiên quyết; công chức và người lao động chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong việc lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ và đặc biệt là bố trí người làm công tác văn thư, lưu trữ chưa phù hợp (Có xã đơn vị hành chính loại III không được bố trí người hoạt động không chuyên trách VT-LT theo NQ 18 HĐND tỉnh mà phải bố trí công chức VP-TK kiêm nhiệm, nhưng công chúc này không có trình độ chuyên môn VT-LT.

    Như vậy, theo các quy định hiện hành, khối lượng công việc của người làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã là rất lớn, vừa có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn vừa trực tiếp thực hiện đối với tất cả các nội dung của công tác văn thư, lưu trữ. Song với việc bố trí những người hoạt động không chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác này tại UBND cấp xã đã đúng quy định của Nhà nước và liệu họ có đảm đương được tất cả các nhiệm vụ về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật hay không. Đó là một câu hỏi lớn đặt ra đối với các cơ quan quản lý các cấp. Nhưng chắc chắn một điều rằng nếu có sự ưu tiên bố trí cho tất cả loại xã I,II, III đều cho chức danh Người hoạt động không chuyên trách VT-LT và phải có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên  và có những chế độ đãi ngộ, chính sách phù hợp thì những người làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã sẽ yên tâm công tác với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, góp phần tích cực đưa công tác văn thư, lưu trữ của từng địa phương đi vào nề nếp.
            Để thực hiện tốt nhiệm vụ VT, LT đề nghị Ban soạn thảo ưu tiên bố trí Người hoạt động không chuyên trách VT-LT cho tất cả các loại xã I, II, III không phân biệt xã loại I, II, III. Thực tế NQ 18 chỉ bố trí người hoạt động không chuyên trách VT-LT ở đơn vị hành chính xã loại I, II, còn loại III không được bố trí. Thiết nghĩ chức danh VT-LT đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu, nhưng xã loại III phải giao cho VP-TK đảm nhiệm không hợp lý (vì không có trình độ chuyên môn về VT-LT) dẫn đến việc quản lý nghiêp vụ VT-LT ở các xã loại 3 rất hạn chế, thực hiẹn nhiệm vụ không đúng theo quy định của Nhà nước.
           Đối với xã hành chính loại 3. Đề nghị Bố trí công chức VP-TK kiêm nhiệm chức danh Tham mưu giúp việc Đảng uỷ không bố trí người hoạt động không chuyên trách phụ trách lĩnh vục này chức danh này. Vì Tham mưu giúp việc cho Đảng uỷ có rất nhièu công việc quan trọng phải bố trí công chức thực hiện mới đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Thay vào đó ưu tiến bố trí chức danh VT-LT là người hoạt động không chuyên trách llaf vị trí bắt buộc cho xã loại 3 và tất cả các loại xã.
            Rất mong ban soạn thảo tiếp thu ý kiến.
                                                                                  Người góp ý
                                                                                Hoàng Văn Đô

     

      Hoàng Văn Đô   02/08/2023 10:42
  • Nguyễn Hiền

    1. Bổ sung vào mục 1, Điều 1 nội dung: Nghị quyết này quy định chức danh, mức phụ cấp những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và ở thôn, tổ dân phố; khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban quản lý/ Ban điều hành thôn, Tổ dân phố; mức hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động của thôn, tổ dân phố; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động của thôn, tổ dân phố.

    2. Bổ sung vào khoản a, mục 2, Điều 1 nội dung: Tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; Ban quản lý/ Ban điều hành thôn, Tổ dân phố.  

    3. Đề nghị bổ sung thêm chức danh “Khuyến nông viên cơ sở” tại Điểm a, Mục 1, Điều 2; đồng thời bổ sung thêm mức phụ cấp hoạt động giống như chức danh “Nhân viên Thú y” ở Điểm b, Mục 1, Điều 2. Tại vì 2 chức danh: Khuyến nông viên cơ sở và Nhân viên Thú y được quy định tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND, ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh Quảng Trị về kiện toàn mạng lưới khuyến nông và thú y cơ sở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND, ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông viên, nhân viên thú y xã, thị trấn giai đoạn 2017-2020. Nhưng đến nay, trong dự thảo của Nghị quyết thì có quy định chức danh “Nhân viên thú y”, còn chức danh “Khuyến nông viên cơ sở” thì khôngcó.

    4. Chọn phương án 2 tại Mục b, Khoản 1, Điều 2;Chọn phương án 2 tại Mục b, Khoản 2, Điều 2.

    Đề nghị bổ sung: - Điều 2: thêm chức danh Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn và có mức hỗ trợ bằng 0,5 mức lương cơ sở/người/tháng. 

    - Phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, Tổ dân phố bổ sung thêm Chi hội trưởng Người cao tuổi như những chi hội khác.

     

    5. Bổ sung tại Mục 2, Điều 3: Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban quản lý/ Ban điều hành thôn, Tổ dân phố;

    a) Các tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động gồm: Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội Hội Nông dân, Chi hội Hội Phụ nữ, Chi hội Hội Cựu chiến binh và Chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ban quản lý/ Ban điều hành thôn, Tổ dân phố.

    6. Tại Mục 3, Điều 3, chọn Phương án 1 và bổ sung Mục b của Phương án 2 vào Phương án 1.

    Trong đó, ở mục 3, ở phần b) nên quy định phụ cấp Phó Bí thư chi bộ cao hơn Phó trưởng thôn hoặc Phó Tổ trưởng tổ dân phố. Cụ thể: Phó Bí thư chi bộ mức hỗ trợ bằng 0.65, Phó trưởng thôn hoặc Phó Tổ trưởng tổ dân phố mức hỗ trợ bằng 0.55, Phó trưởng ban công tác Mặt trận mức hỗ trợ bằng 0.5mức lương cơ sở/người/ tháng.

    7. Đề nghị bổ sung: hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với các tổ chức xã hội gồm: Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Thanh niên xung phong, Hội Người khuyết tật và bảo trợ xã hội. Kinh phí 3.000.000 đồng/tổ chức/ năm.

      Nguyễn Hiền   05/08/2023 15:06

 

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN:

 

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây